Gợi ý lịch trình du lịch Sapa phù hợp dành cho khách trung niên

(5/5)

Gợi ý lịch trình du lịch Sapa phù hợp dành cho khách trung niên
Gợi ý bản đồ du lịch Sapa chi tiết phù hợp với khách trung niên  Để giúp tiết kiệm thời gian tiền bạc cũng như công sức trong hành trình đi du lịch Sapa bạn có thể tham khảo một số gợi ý cho lịch trình dưới đây nhé:
 
Bản đồ du lịch Sapa chi tiết
Bản đồ du lịch Sapa chi tiết - Hình ảnh: Sưu tầm
Tuyến 1: Suối Mường Hoa - Bản Cát Cát - Đỉnh Trạm Tôn ( Đèo Ô Quy Hồ ) - Cầu Kính Rồng Mây
Tuyến 2: Bản Cát Cát - Hàm Rồng - Đỉnh Fansipan
Tuyến 3: Trung Tâm Sapa - Tả Phìn - Lào Cai
Tuyến 4: Lao Chải - Tả Van - Giàng Tả Chải - Bản Hồ
Tuyến 5: Thung Lũng Mường Hoa - Fansipan -  Bản Cát Cát
Tuyến 6: Quảng Trường/ Chợ Tình Sapa - Nhà Thờ Đá - Hồ Sapa - Núi Hàm Rồng

 

10 cảnh đẹp tại Sa Pa

Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như:

Cầu kính Rồng Mây

Cầu kính Rồng Mấy Sapa

Cầu kính Rồng Mây Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Cổng Trời

Cổng trời Sapa

Cổng trời Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

 

Đây là điểm cao nhất du khách có thể đi bộ để đứng ngắm đỉnh Fansipan với độ cao 3.147 m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý và chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương. Trong khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn còn có đến 136 loài chim, 56 loài thú và 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
 
THAM KHẢO LỊCH TRÌNH TOUR TẠI ĐÂY

Hang Tả Phìn

Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này, hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.
 

Hang Tả Phìn Sapa

Hang Tả Phìn Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Bản Sín Chải

Bản Sín Chải ở Sapa
Bản Sín Chải ở Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm
Bản Sín Chải nằm thuộc địa phận xã San Sả Hồ, chỉ cách thị trấn Sapa chừng 5km. Hình ảnh ngôi làng đơn sơ, mộc mạc với những thửa ruộng bậc thang mênh mông, có tuổi đời đến hàng trăm năm đã làm khách đi phải xuyến xao. Người ta thường đến tham quan bản Sín Chải vào độ lúa chín, tức tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Lúc này, cả một khoảng không gian bao la đều rạo rực màu lúa chín, làm đắm say lòng người. 

Bản Cát Cát

Là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Đến đây du khách có thể thuê những trang phục của dân tộc H'Mông và chụp ảnh trong khung cảnh bản làng cùng thiên nhiên.
Bản Cát Cát ở Sapa

Bản Cát Cát ở Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

THAM KHẢO LỊCH TRÌNH TOUR :TẠI ĐÂY

Hàm Rồng

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay trung tâm thị xã, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh phố núi, Thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa.
 
Núi Hàm Rồng Sapa
Núi Hàm Rồng Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Thung lũng Mường Hoa 

Nơi đây có 196 hòn đá chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước Việt Nam đề nghị xếp hạng di sản thế giới. 
 
Thung lũng Mường Hoa ở Sapa
Thung lũng Mường Hoa ở Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Thác Bạc

Thác có độ cao trên 200m với những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân.
 
Thác Bạc hùng vĩ ở Sapa
Thác Bạc hùng vĩ ở Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm 

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Với người dân bản địa nơi đây, đỉnh núi được gọi với cái tên “Hủa Xi Pan”, nghĩa là Phiến đá khổng lồ chênh vênh.
 
Đỉnh Fansipan Sapa
Đỉnh Fansipan, địa điểm nhất định phải check-in khih đến Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm
Với độ cao 3.143 mét, đỉnh Fansipan được biết đến là ngọn núi cao nhất Việt Nam. Nó cũng được coi là ngọn núi cao nhất trong ba nước Đông Dương, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.

Chợ phiên Sapa

Chợ phiên ở Sapa

Chợ phiên ở Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Chợ thường họp vào ngày chủ nhật tại thị lỵ. Người dân vùng xa thường phải đi từ ngày hôm trước. Vào tối thứ bảy, có nhiều người đi chợ cùng thức và chung vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái bản làng người H'mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, sáo, khèn... và người ta gọi đó là "chợ tình". Vào ngày chủ nhật, tại chợ có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Bình, rượu táo mèo, rượu San Lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu,...

Món ăn và đặc sản làm quà khi đến SaPa

Những món ăn dân dã, giản dị mà mang hơi thở của Sapa, khiến bất cứ ai đã từng thưởng thức sẽ chẳng thể quên.

Mận, đào Sapa

Khỏi phải nhắc tới vị ngon ngọt và hấp dẫn của những trái mận, đào Sapa bởi đây là một món đặc sản mà ai cũng biết tới. Vào mùa hè, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc núi đồi, bản làng, bạn còn được thưởng thức no nê những trái ngọt đúng miền.Vào mùa mận, nếu du lịch Sapa bạn nên trải nghiệm một lần vào vườn hái và mua mận. Còn nếu mua ở ngoài, bạn nên mua của những người dân tộc bán dạo quanh khu nhà thờ.
 
Mận Sapa
Mận Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm 
Đào Sapa tuy nhìn không bắt mắt nhưng ăn có vị giòn ngọt và mùi thơm. Du lịch mùa hè ở Sapa, bạn cũng nên mua đào của người Mông và người Dao bán dọc đường gần nhà thờ Sa Pa.
 
Đào Sapa
Đào Sapa - Hình ảnh: Internet

Mắc cọp

Mắc cọp (Lê Sapa)

Mắc cọp (Lê Sapa) - Hình ảnh: Internet

Đến khoảng tháng 9 là bắt đầu tới mùa mắc cọp (lê Sa Pa) và táo mèo. Quả mắc cọp vị chua nhẹ, mát và quả nhỏ, nhìn xù xì không đẹp bằng lê nhập từ Trung Quốc về nhưng chất lượng của nó luôn được đảm bảo và đây cũng là một món quà lý tưởng cho người thân khi bạn đi du lịch Sapa.

Măng chua Sapa

Măng chua Sapa

Măng chua Sapa, món ăn dân dã và độc đáo - Hình ảnh: Internet

Nhắc tới măng chua được ưa chuộng nhất có lẽ là măng chua của bà con vùng cao Sa Pa. Măng chua được làm khá tỉ mỉ, người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 – 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước, sau đó đem đi ủ vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.

Nấm hương

Nấm hương Sapa

Nấm hương Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sapa vào mùa nấm hương. Nấm hương Sapa vị ngọt, mùi hương nhẹ. Vì vậy, đi tour du lịch Sa Pa mùa này, bạn nên chọn vài xâu nấm hương về để chế biến món ăn thết đãi cả nhà hoặc làm quà cho người thân. Nếu ở gần, bạn có thể mua nấm tươi của bà còn dân tộc để mang về. Nếu ở xa, bạn nên mang nấm khô để dễ bảo quản và vận chuyển trong tour du lịch. Lưu ý, nấm hương rừng Sapa cánh mỏng, màu sáng chứ không thẫm như nấm trồng và chân nấm nhỏ, rất dai, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng rất khác với các loại nấm hương trồng khác.

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách ở Sapa

Lợn cắp nách độc lạ ở Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Lợn cắp nách là những chú lợn được thả rông trên núi, đồi. Chúng tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký. Khi chế biến thịt lợn người ta thường làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì giòn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống.

Gà đen (gà ác)

Gà đen Sapa

Gà đen Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Món gà nướng thơm nức mũi ăn cùng lá bạc hà chấm muối tiêu chanh, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tốt với sức khỏe mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch.

Cá suối

Cá suối nướng Sapa

Cá suối nướng Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Có nhiều loại cá suối: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp, đặc sản núi rừng Tây Bắc - Hình ảnh: Sưu tầm

Thịt trâu gác bếp được bày bán khá nhiều tại Sapa. Nhưng để mua được loại thịt trâu chất lượng của người H’Mông, bạn nên mua tại bản dân tộc trong lúc tham quan bản. Đây cũng chính là món quà độc lạ dành cho gia đình, bạn bè, người thân nếu bạn có dịp đến Sapa.

Thắng cố

Thắng cố

Thắng cố Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,… Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sapa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.

Bánh đao

Bánh đao Sapa

Bánh đao Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sapa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh rợm, bánh nếp người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.

Rượu dân tộc

Rượu táo mèo Sapa

Rượu táo mèo Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Có hai loại rượu nổi tiếng ở Sa Pa là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng đều do người dân tộc ủ từ những loại quả và men lá rừng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ.
 
Rượu San Lùng Sapa
Rượu San Lùng Sapa - Hình ảnh: Internet
Vì vậy, khi rời khỏi Sa Pa sau chuyến du lịch mùa hè, bạn đừng quên mua hai danh tửu này về làm quà. Bạn có thể mua được rượu táo mèo nguyên chất tại phiên chợ của người Mông, còn rượu Sán Lùng thì mua tại phiên chợ của người Dao đỏ. Đặc biệt, với rượu Sán Lùng, bạn có thể đến thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, để thưởng thức và mua được chai rượu hảo hạng.

Tương ớt Mường Khương

Tương ớt Mường Khương Sapa

Tương ớt Mường Khương Sapa - Hình ảnh: Sưu tầm

Nếu đã đi du lịch Sa Pa mà không mang loại tương ớt này về làm quà thì thật là thiếu sót. Bạn có thể mua tương ớt Mường Khương tại các cơ sở bán đặc sản ở Sa Pa với giá rất bình dân.Tương ớt Mường Khương được chế biến từ loại ớt thóc đặc biệt kết hợp với tỏi, hạt thì là, hạt rau mùi, thảo quả, hạt dồi, quế, muối, rượu và nước theo một tỷ lệ gia truyền nên rất đặc biệt và nổi tiếng khắp nơi.
 
Luôn là một điểm đến lý tưởng cho nhiều người mến mộ, Sapa mang đến cho người ta một cảm giác rất hào hứng nhưng lại yên bình, hùng vĩ nhưng đơn giản, lạ lùng nhưng lại mang nét thân quen. Con người chân chất mộc mạc, hiếu khách và đầy lòng yêu thương. Hãy thử trải nghiệm và đến đây một lần bạn nhé, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu của cả con người và thiên nhiên nơi đây.
 
Nếu bạn vẫn băn khoăn, chưa biết phải đi đâu, chơi gì, ăn gì ở Sapa thì hãy đọc ngay bài viết Gợi ý lịch trình Tour Sapa 3N2ĐTour Sapa 2N1Đ  của Viettourim nhé 
 
Gọi ngay Hotline 0985 085 892 để được tư vấn lịch trình MIỄN PHÍ 
 

Để lại bình luận của bạn: